Điều hòa tuy vẫn có thể hoạt động nhưng khi thấy những dấu hiệu sau thì nên tiến hành kiểm tra và sửa chữa kịp thời, tránh ảnh hưởng đến nhu cầu sử dụng và sức khỏe người dùng.
“Tuổi thọ” của điều hòa phụ thuộc vào nhiều yếu tố như chất lượng sản phẩm, môi trường và tần suất hoạt động,… Nhưng đặc biệt phải kể tới cách người dùng sử dụng và thói quen bảo dưỡng. Từ xưa đã có câu “của bền tại người” nên có thể thấy rằng việc sử dụng, chăm sóc định kì, bảo dưỡng và sửa chữa kịp thời ảnh hưởng lớn tới độ bền của máy móc, điều hòa cũng không phải là ngoại lệ.
Điều hòa sử dụng được bao lâu thì dễ gặp các vấn đề hỏng hóc?
Điều hòa không khí là một trong những thiết bị gia dụng quan trọng nhất trong gia đình, đặc biệt là vào những ngày hè oi bức, tần suất sử dụng ngày càng lớn. Tuy nhiên, cũng như mọi thiết bị khác, điều hòa cũng có thể bị hỏng hay suy giảm hiệu suất với thời gian và tần suất sử dụng lớn. Vì vậy, việc nhận biết sớm các dấu hiệu của điều hòa hỏng là rất cần thiết, điều này giúp chủ nhà có thể sửa chữa kịp thời, tránh tình trạng máy hoạt động kém hiệu quả hoặc hỏng hóc nghiêm trọng hơn.
Dưới đây là 5 dấu hiệu cho thấy điều hòa của bạn cần được bảo dưỡng hoặc sửa chữa ngay:
Nếu điều hòa không thể làm mát được không gian như trước, ngay cả khi bạn đặt nhiệt độ ở mức thấp nhất, đây có thể là dấu hiệu của một vấn đề nghiêm trọng. Điều này có thể do gas lạnh bị rò rỉ, dàn lạnh bị tắc nghẽn, hoặc các bộ phận như máy nén, quạt gặp sự cố.
Các luồng khí mát không đủ nhiệt hoặc quá nóng làm ảnh hưởng tới nhu cầu người sử dụng (Ảnh minh họa)
Ngược lại với tình trạng không đủ lạnh, nếu điều hòa chỉ thổi ra không khí ấm dù đã đặt nhiệt độ thấp, có thể là do hệ thống làm lạnh đang gặp sự cố, đường ống gas bị móp hỏng, gas lạnh bị hết hoặc hệ thống nén gặp vấn đề.
Nếu hóa đơn tiền điện tăng một cách bất thường so với trước, ngay cả khi bạn không thay đổi thói quen sử dụng, đây cũng có thể là dấu hiệu của sự cố trong hệ thống điều hòa. Các vấn đề như gas rò rỉ khiến thiết bị hoạt động kém hiệu quả hoặc bị quá tải sẽ khiến điều hòa phải hoạt động nhiều hơn để duy trì nhiệt độ, do đó tiêu thụ điện tăng lên.
Sử dụng điều hòa sai cách gây tiêu tốn tiền điện (Ảnh minh họa)
Kể cả việc thiết lập nhiệt độ không hợp lý, sử dụng để làm mát không gian lớn khiến điều hòa phải hoạt động quá sức, tiêu tốn nhiều điện năng. Thiếu sự bảo dưỡng định kì cũng là một trong những tác nhân khiến hóa đơn tiền điện leo thang, bộ lọc không được vệ sinh thường xuyên sẽ cản trở luồng khí gây tiêu hao năng lượng mà không đem lại hiệu quả làm mát.
Nước rò rỉ từ điều hòa là một dấu hiệu rõ ràng của sự cố. Điều này có thể do ống thoát nước bị tắc nghẽn, dàn bay hơi bị đóng băng hoặc hệ thống xả nước bị hỏng. Nếu để tình trạng này kéo dài, nó có thể gây ra nhiều hư hại cho các bộ phận khác của máy và cả không gian xung quanh.
Rò rỉ nước gây ảnh hưởng xấu tới tuổi thọ của máy điều hòa và các đồ dùng, vật dụng trong phòng (Ảnh minh họa)
Ngoài ra, việc lắp đặt không chính xác có thể khiến ống thoát nước bị nghiêng hoặc xô lệch, làm cho các khớp nối, ống nối trong hệ thống thoát nước bị rò rỉ, gây ra tình trạng nước chảy ra ngoài.
Đến từ cả yếu tố chủ quan và khách quan, thiết lập nhiệt độ quá thấp khi sử dụng để làm mát phòng hoặc môi trường xung quanh trong thời gian dài, khiến điều hòa phải làm việc quá tải, hết công suất, dễ bị bám băng tuyết. Hoặc lý do có thể đến từ việc đường ống dẫn gas bị móp méo trong quá trình lắp đặt gây cản trở dòng chảy của gas dẫn đến tình trạng này.
Hiện tượng bám băng giá làm ảnh hưởng tới tuổi thọ điều hòa (Ảnh minh họa)
Đặc biệt là dàn lạnh điều hòa lâu chưa được vệ sinh sẽ tích tụ bụi bẩn trên bộ trao đổi nhiệt và các bộ phận bên trong, cản trở luồng khí lưu thông cũng sẽ khiến các bộ phận bị bám băng tuyết.
Vấn đề có thể tới từ máy nén bị hỏng hoặc gặp trục trặc gây ra tiếng ồn lớn ở dàn nóng. Hoặc quạt trong điều hòa có thể đã bị mòn hỏng, các bộ phận trong khi lắp đặt hay sử dụng bị lỏng vít, bu lông,… khiến máy khi hoạt động xảy ra tình trạng rung lắc tạo tiếng động.
Điều hòa phát ra tiếng ồn lớn khi sử dụng gây ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống người dùng (Ảnh minh họa)
Sự tích tụ bụi bẩn trên các bộ phận như bộ tản nhiệt,… hay sử dụng điều hòa vượt quá công suất thiết kế có thể khiến máy hoạt động quá sức, gây ra tiếng ồn lớn.
Nếu nhận thấy bất kỳ một dấu hiệu nào như trên, xin đừng chần chừ mà hãy liên hệ với kỹ thuật viên điều hòa chuyên nghiệp để được kiểm tra và sửa chữa kịp thời. Việc bảo dưỡng định kỳ cũng giúp ngăn ngừa nhiều sự cố đáng tiếc xảy ra với điều hòa của gia đình bạn.